Vang Đà Lạt, niềm tự hào của người Việt Nam

Thứ Wed,
20/10/2021
Đăng bởi Lê Tấn Lộc

 

rượu vang Đà Lạt

Vang Đà Lạt trở thành đồ uống chính thức trong các bữa tiệc chiêu đãi cấp cao của chính phủ. Là thức uống phục vụ các nguyên thủ thế giới tại hội nghị thưởng đỉnh APEC tổ thức tại Việt Nam năm 2017. Vang Đà Lạt còn được xuất khẩu sang Nhật Bản và các thị trường Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia… chiếm 60% thị trường nội địa.

Với không khí trong lành mát mẻ, cảnh quan thơ mộng và con người thanh lịch, hiền hóa, mến khách. Đạt Lạt đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Vị trí nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt được bao quanh bởi rừng thông xanh bát ngát. Nơi đây mang đặc tính khí hậu của vùng ôn đới với kiểu thời tiết dịu mát quanh năm, nhiệt độ trung bình không quá 20 độ C, là điều kiện lý tưởng để làm ra những chai rượu vang ngon nhất.

Năm 1999 thương hiệu vang Đà Lạt ra mắt thị trường, đây là sản phẩm rượu vang nho đầu tiên được làm bởi chính người Việt Nam. Đến nay vang Đà Lạt đã có một chỗ đứng trên thị trường để khi nhắc tới rượu vang của Việt Nam người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, nơi được mệnh danh là thủ phủ của những chai vang mang thương hiệu của Việt Nam.

Trước đó vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi người Pháp có lịch sử làm rượu vang hàng nghìn năm phát hiện ra xứ sở sương mùa Đà Lạt, họ đã nhận thấy khí hậu nơi đây là tổng hòa của những điều kiện lý tưởng để tạo nên những chai vang hảo hạng. Xưởng sản xuất rượu vang Lafaro ra đời, sau đó do nhiều yếu tố xưởng sản xuất này đã ngừng hoạt động nhưng đây chính là tiền đề để khẳng định Đà Lạt là vùng đất có thể tạo ra những chai vang hảo hạng.

Hiện nay ở Đà Lạt có 3 cơ sở chế biến rượu vang quy mô công nghiệp. Trong đó có một nhà máy hiện đại với sản lượng 5 triệu lít một năm. Theo quy hoạch chế biến rượu, nước trái cây đặc trưng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng định hướng đến năm 2030, Lâm Đồng sẽ phát huy thương hiệu rượu vang Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững giữ vị thế thương hiệu rượu vang hàng đầu Việt Nam và tiếp tục xây dựng thương hiệu rượu vang mới có chất lượng khác. Đồng thời đặt mục tiêu tăng sản lượng rượu vang đạt khoảng 12 triệu lít/năm vào năm 2020. Chú trọng xây dựng thương hiệu rượu vang Đà Lạt vươn xa không chỉ thị trường trong nước mà còn quốc tế.

Khí hậu Đà Lạt thích hợp để ủ vang nhưng lại không cho ra những loại nho nguyên liệu đảm bảo, vì vậy vùng trồng nho của các công ty vang ở Đà Lạt chủ yếu là ở Ninh Thuận. Nho từ đây sẽ được chuyển về Đà Lạt để bắt đầu quy trình tạo ra dòng vang hảo hạng mang thương hiệu Việt Nam. Nhiều hầm ủ vang đã trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách khi đến với Đạt Lạt. Tại đây du khách không chỉ được tham quan quy trình sản xuất, tìm hiểu về lịch sử rượu vang cũng như cách để cho ra những chai vang của địa phương mà còn được thưởng thức thứ vang thơm ngon nổi tiếng của Đà Lạt.

Bên cạnh các sản phẩm vang được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dừng. Những nhà sản xuất vang của Đà Lạt đang không ngừng tìm tòi sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới, ngoài vang làm từ nho, Đà Lạt còn có những loại vang đặc biệt làm từ dâu tằm, phúc bồn tử, thanh longmật ong

Từ những loại vang cao cấp đến nhưng loại vang mang hương vị của địa phương, rượu vang đã tạo ra một trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với Đà Lạt, mang Đà Lạt đi xa hơn với bạn bè quốc tế thông qua những hương vị đặc trưng của xứ sở mờ sương.

(nguồn: dunghangviet.vn)

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: